Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thí nghiệm dao động đa hài

Hôm nay ngồi chả bit làm cái gì? Nên thấy mạch dao động đa hài rất hay và lại ứng dụng rất nhiều trong các mạch dao động hay các mạch đóng cắt.Nên ngồi làm cái mạch này và post bài lên cho anh em tham khảo!
Mạch dao động đa hài có 3 loại là : + Dao động đa hài tự kích + Dao động đa hài đa ổn + Dao động đa hài đơn ổn. Trong thí nghiệm này chúng ta dùng mạch dao động đa hài tự kích. Vì mạch này khá là đơn giản và dễ làm.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

1 ) Chuẩn bị linh kiện:
+ 2 con transitor 2N2222 :
+ 2 con tụ 100uF - 50V : Tận dụng trong nhà có nên ko để ý giá
+ 2 Con LED bình thường  : 500d/2 con
+ 4 con trở 10K, 2 con trở 1K, vài đoạn dây cắm là ok!
Một số thông tin về con 2N2222  : Vcbo = 60V , Vceo = 30V , Ic = 800mA , P = 0,5W
Tất cả linh kiện trên được cắm trên bo mạch để kiểm tra dao động đa hài. Còn ai  muốn cắm trên cái gì cũng được nhưng mà trên bo mạch này là rất tiện dùng.
2 ) Mạch nguyên lý
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đây là mạch dao động đa hài tự kích đơn giản với 2 tín hiệu đầu ra được minh họa bằng 2 con LED.
3 ) Nguyên lý hoạt động và cách tính tần số dao động
a) Nguyên lý hoạt động :
+ Bộ dao động đa hài tự ổn định là một bộ dao động số (0 và 1 ) bởi  vì sóng vuông ở đầu ra chỉ nhận 2 giá trị (0 và 1). Nó có 2 tìn hiệu đầu ra ở mỗi chân C của 2 transitor và 2 tín hiệu đầu ra lệch pha nhau 180 độ.
+ Nguyên lý : Giả sử tại thời điểm ban đầu Q1 đóng và Q2 mở bão hòa. Do đó bản cực phải của tụ C1 nối với điện thế Vbe bão hòa. Điện thế ở bên bản cực trái sẽ tăng tới giá trị Vcc nhờ dòng điện áp nạo qua Rc1. Trong lúc này bản cực trái của tụ điện C2 có điện thế -Vcc và bản cực phải có điện thế Vce bão hòa. C2 bắt đầu nạp điện thông qua điện trở R2 từ điện áp - Vcc đến điện áp Vcc. Do vậy điện áp Base của T1 trở thành dương . Quá trình nạp điện cho tụ được tính bằng công thức và được tính bằng hằng số thời gian : ξ2 = C2.R2
Khi đạt tới giá trị điện áp ngưỡng của Q1 , Q1 bắt đầu mở và tiến tới bão hòa . Tụ C2 ngưng nạp ngay lập tức bản cực phải nối với Base của Q2 hạ xuống -Vcc khiến cho Q2 đóng lại.
Quá trình đóng mở cứ tiếp tực vơi vai trò của 2 transitor Q1 và Q2 được đổi cho nhau
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

b ) Công thức tính tần số
Tần số dao động của mạch sẽ là :
f = 1/(ln2(ξ1 + ξ2)  (Hz)

với ξ1 là hằng số thời gian nạp của tụ C1 : ξ1 = C1.R1
ξ2 là hằng số thời gian nạp của tụ C2 : ξ2 = C2.R2
Đối với bài toán này thì dao động của mạch đa hài là f = 0.7hz.
Do ở đây có C1 =C2  = 100uF và R1 = R2 = 10k
==> f = 1/2RCln2

nên tần số là : f = 1 / ln2 . 10k. 100. 10^-6 = 0.7 (hz)
Đây là mạch lắp dáp khá là đơn giản chỉ có vài linh kiện nên rất dễ dàng lắp mạch. Có vài điểm cần chú ý là nếu mạch không hoạt động thì kiểm tra chế độ 1 chiều cho tran. Đo Ube xem có đạt 0,6 - 0,7 V không ? Có dòng điện vào C không?
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới 
nguồn:
 http://hoiquandientu.com//read.php?590

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét